Lịch sử Phân_cấp_hành_chính_Việt_Nam

Phân cấp hành chính Việt Nam
Cấp tỉnh

Tỉnh

Thành phố trực thuộc trung ương
Cấp huyện

Huyện

Thị xã

Quận

Thành phố trực thuộc tỉnh

Thành phố thuộc TPTTTW
Cấp xã

Thị trấn

Phường

Thời quân chủ

Thời Pháp thuộc

Sau khi bình định toàn bộ Việt Nam, Pháp tiến hành chia nước ta làm 3 xứ: Bắc KỳTrung Kỳ đặt dưới chế độ bảo hộ và Nam Kỳ đặt dưới chế độ thuộc địa, tất cả đều trực thuộc liên bang Đông Dương. Về cơ bản, hệ thống hành chính không có nhiều sự thay đổi rõ rệt so với thời nhà Nguyễn. Pháp giữ nguyên các cấp hành chính như cũ, chỉ thực hiện một số thay đổi nhằm áp đặt sự cai trị. Cụ thể, các cấp hành chính như sau:

  • Cấp tỉnh: Có các tỉnh, thành phố và đạo quan binh do người Pháp đứng đầu.
  • Cấp phủ: Có các phủ ở đồng bằng và châu ở miền núi. Các cấp này do người bản xứ đứng đầu. Ngoài ra trong cấp này còn có các tiểu quân khu ở các đạo quan binh, do các sĩ quan Pháp đứng đầu.
  • Cấp huyện: Người bản xứ quản lý.
  • Cấp xã: Người bản xứ quản lý. Tại các thành phố, cấp tương đương là quận (arrondissement), chỉ nằm dưới cấp tỉnh.

Tại Nam Kỳ, các cấp hành chính đều do người Pháp quản lý.

Thời kỳ 1945 - 1954

Vào thời đế quốc Việt Nam, nước ta không còn là ba xứ riêng biệt. Các cấp hành chính gần như không thay đổi, tất cả đều do người Việt quản lý.

Sau cách mạng tháng Tám, theo điều 57, chương V, Hiến pháp năm 1946:

Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã.

Như vậy vào thời kỳ này các đơn vị hành chính của Việt Nam được phân thành 4 cấp, ngoài các cấp xã, huyện, tỉnh như sau này thì vẫn còn có cấp Bộ (cả nước có 3 Bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ). Cấp phủ, châu bị bãi bỏ.

Các tỉnh thời kỳ 1945 - 1946 (69 tỉnh, thành phố):

  • Bắc Bộ có 27 tỉnh và 2 thành phố:
  • Trung Bộ có 18 tỉnh và 1 thành phố:
  • Nam Bộ có 20 tỉnh và 1 thành phố:

Tuy nhiên, đơn vị hành chính cấp Bộ (của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) chỉ tồn tại trong khoảng vài năm rồi bỏ. Nhưng chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp thì lập chức Thủ hiến cho mỗi Phần (chính là Bộ theo cách gọi của họ).

Ngày 19/7/1946, thành lập khu đặc biệt Hồng Gai trên cơ sở tách khỏi tỉnh Quảng Yên.

Ngày 12/9/1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), thay đổi sắp xếp lại hành chính 2 tỉnh Châu ĐốcLong Xuyên để thành lập các tỉnh mới có tên là Long Châu TiềnLong Châu Hậu.

Ngày 12/2/1950, thành lập tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh YênPhúc Yên.

Tháng 8/1950, thành lập đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trên cơ sở thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 10/1950, thành lập tỉnh Long Châu Hà trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Long Châu HậuHà Tiên. Tháng 6/1951, 2 tỉnh Long Châu TiềnSa Đéc hợp nhất thành tỉnh Long Châu Sa.

Tháng 5/1951, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đã thay đổi sắp xếp hành chính nhiều tỉnh ở Nam Bộ như sau:

Các tỉnh mới này ở Nam Bộ tồn tại đến tháng 8/1954 thì giải thể, phân chia đơn vị hành chính trở lại giống như thời gian trước năm 1947.

Thời kỳ 1954 - 1975

Miền Bắc Việt Nam

Trong thành phố trực thuộc trung ương, thời kỳ 1954-1958 có các cấp hành chính quận (ở cả nội thành và ngoại thành), dưới quận có khu phố (ở nội thành) và xã (ở ngoại thành, ngoài ra có phố là cấp không thông dụng, như phố Gia Lâm ở Hà Nội). Năm 1958, nội thành bỏ quận, thay bằng khu, dưới khu là khối dân phố, ngoại thành có quận (từ năm 1961 đổi là huyện) và xã. Năm 1974, đổi tên gọi khối dân phố thành cấp tiểu khu.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1954 có 34 đơn vị hành chính:

  • Bắc Bộ có 26 tỉnh, 2 thành phố trực thuộc trung ương và 1 đặc khu:
  • Trung Bộ có 4 tỉnh và 1 đặc khu:

Năm 1955: Tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai hợp nhất thành khu Hồng Quảng; bỏ 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La để lập Khu tự trị Thái Mèo. Cả nước có 29 tỉnh thành.

Theo Hiến pháp năm 1959, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân cấp hành chính như sau:

Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân định như sau:
  • Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã.
  • Huyện chia thành xã, thị trấn.
  • Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định (chương VII, Điều 78).

Như vậy ở thời kỳ này cấp Bộ đã không còn, nhưng lại xuất hiện các khu tự trị. Miền Bắc Việt Nam có 2 khu tự trị, được thành lập từ năm 1955-1956: Khu tự trị Tây Bắc (ban đầu gọi là Khu tự trị Thái Mèo) và Khu tự trị Việt Bắc. Khu tự trị Tây Bắc lúc đầu chỉ có các cấp châu (tương đương huyện) và xã, bỏ cấp tỉnh, nhưng đến năm 1963 đã lập lại các tỉnh. 2 khu tự trị này tồn tại đến tháng 12 năm 1975.

Năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh PhúcHưng Yên.

Năm 1962, 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, tỉnh Kiến An nhập vào thành phố Hải Phòng; tái lập 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La từ Khu tự trị Thái - Mèo và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ thuộc khu tự trị Tây Bắc. Cả nước có 30 tỉnh thành.

Năm 1963, tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng hợp nhất thành tỉnh Quảng Ninh. Cả nước có 30 tỉnh thành.

Năm 1965, 2 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái; 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định hợp nhất thành tỉnh Nam Hà, xóa bỏ 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây để thành lập tỉnh Hà Tây. Cả nước có 27 tỉnh thành.

Năm 1968, 2 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng; 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. Cả nước có 25 tỉnh thành.

Đến năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có 2 thành phố trực thuộc trung ương và 23 tỉnh:

Miền Nam Việt Nam

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phân ra các cấp hành chính: tỉnh, quận (tương đương với quận và huyện ngày nay), xã; ngoài ra còn có 10 thị xã tự trị. Toàn miền Nam Việt Nam từ khoảng năm 1965 chia thành 44 tỉnh.

Về mặt quân sự, trên cấp tỉnh còn có Vùng chiến thuật (lập ra năm 1961) và đến năm 1970 đổi tên thành Quân khu. Tất cả miền Nam Việt Nam có 4 Vùng chiến thuật (Quân khu). Cấp tỉnh đóng trụ sở tại thị xã, về mặt quân sự gọi là tiểu khu, cấp quận đóng trụ sở tại thị trấn quận lị, về mặt quân sự gọi là chi khu.

Tỉnh Gia Định về sau cùng với thủ đô Sài Gòn trở thành Biệt khu Thủ Đô, đứng đầu là Đô trưởng.

Từ năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chỉ dùng tên gọi quận cho khu vực nội thành thành phố, các quận còn lại đổi thành huyện.

Sau khi thống nhất đất nước

Phân cấp hành chính Việt Nam năm 1976

Tháng 12 năm 1975, Quốc hội Việt Nam khóa V đã ra nghị quyết theo đó cấp khu trong hệ thống hành chính bị bãi bỏ. Các khu tự trị bị giải thể. Việc phân chia các tỉnh, huyện, xã đổi mới liên tục đến mức bản đồ hành chính vừa lập xong đã bị lạc hậu vì thay đổi địa giới và tên gọi các đơn vị.

Cuối năm 1975, 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng; 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh; 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình; 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên; 3 tỉnh Lào Cai, Nghĩa Lộ (trừ 2 huyện Bắc Yên, Phù Yên nhập vào tỉnh Sơn La) và Yên Bái hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn; 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Cả nước có 18 tỉnh thành.

Đầu năm 1976, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên; 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín hợp nhất thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình; 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh; 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải; 3 tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn hợp nhất thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum; 2 tỉnh DarlacQuảng Đức hợp nhất thành tỉnh Đăk Lăk; 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng mới; 3 tỉnh Biên Hòa, Long KhánhPhước Tuy hợp nhất thành tỉnh Đồng Nai; thành phố Sài Gòn (cộng 2 quận Củ Chi và Phú Hòa tách từ 2 tỉnh Hậu Nghĩa cũ và Bình Dương) và tỉnh Gia Định hợp nhất thành thành phố Hồ Chí Minh; 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé; 3 tỉnh Hậu Nghĩa (trừ 2 huyện Củ Chi và Trảng Bàng), Kiến Tường, Long An hợp nhất thành tỉnh Long An mới; 2 tỉnh Định TườngGò Công hợp nhất thành tỉnh Tiền Giang; 2 tỉnh Kiến PhongSa Đéc hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp; 2 tỉnh Vĩnh Long và Vĩnh Bình hợp nhất thành tỉnh Cửu Long, tỉnh Kiến Hòa đổi lại tên cũ là tỉnh Bến Tre, 3 tỉnh Ba Xuyên, Chương ThiệnPhong Dinh hợp nhất thành tỉnh Hậu Giang, 2 tỉnh Long Châu Hà (trừ 3 huyện Châu Thành A, Hà Tiên và Phú Quốc nhập vào tỉnh Kiên Giang (đổi tên từ tỉnh Rạch Giá)) và Long Châu Tiền hợp nhất thành tỉnh An Giang mới; tỉnh Rạch Giá đổi lại tên cũ là tỉnh Kiên Giang; 2 tỉnh An Xuyên và Bạc Liêu hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Cả nước có 38 tỉnh thành.

Năm 1980, Việt Nam có Hiến pháp mới. Tại đây quy định rằng:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau
  • Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương
  • Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã
  • Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường
  • Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (chương IX, Điều 113)

Ngày 3 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ quyết định thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị thuộc các thành phố, thị xã là phường (trước đây là tiểu khu), dưới cấp quận (trước đây là khu phố).

Năm 1976, cả nước có 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 35 tỉnh và 3 thành phố.

Năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đứcthị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình, một phàn huyện Mê LinhSóc Sơn; Cùng năm, tách tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Cả nước có 39 tỉnh thành.

Năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, tương đương cấp tỉnh. Cả nước có 40 tỉnh thành.

Năm 1982, sáp nhập huyện đảo Trường Sa của tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh.

Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách ra làm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế; tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định; tỉnh Phú Khánh tách ra thành 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Cả nước có 44 tỉnh thành.

Năm 1991, Địa giới thủ đô Hà Nội lại được thay đổi. Tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh là Hà Tây và Hòa Bình. Tỉnh Hà Nam Ninh tách ra thành 2 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình. Tỉnh Hà Tuyên tách ra thành 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tỉnh Hoàng Liên Sơn tách ra thành 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách ra thành 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum. Tỉnh Thuận Hải tách ra thành 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh. Tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng. Thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên cơ sở 3 huyện: Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc tách từ tỉnh Đồng Naiđặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, giải thể đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo. Cả nước có 53 tỉnh thành.

Năm 1997, tỉnh Bắc Thái tách ra thành 2 tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên. Tỉnh Hà Bắc tách ra thành 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Tỉnh Nam Hà tách ra thành 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định. Tỉnh Hải Hưng tách ra thành 2 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên. Tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách ra thành tỉnh Quảng Namthành phố Đà Nẵng. Tỉnh Sông Bé tách ra thành 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước. Tỉnh Minh Hải tách ra thành 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau. Cả nước có 61 tỉnh thành.

Năm 2004, tỉnh Lai Châu cũ tách ra thành 2 tỉnh Lai Châu mới và Điện Biên. Tỉnh Đắk Lắk tách ra thành 2 tỉnh Đắk Lắk mới và Đắk Nông. Thành lập thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Cả nước có 64 tỉnh thành.

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, theo đó hợp toàn tỉnh Hà Tây, 4 xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến XuânĐông Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008. Hiện nay, Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương.